Nguyên nhân khiến đèn năng lượng mặt trời không sáng hoặc sáng mãi không tắt?

den-pha-led-nang-luong-mat-troi-40w-60w-100w-200w-300w-6500k-tl-df05
Trong thời buổi giá điện ngày càng tăng và nhu cầu sử dụng năng lượng sạch trở thành xu thế ưu tiên thì việc sử dụng đèn năng lượng mặt trời đang dần thay thế các loại đèn truyền thống. Với khả năng khai thác dễ dàng từ ánh sáng mặt trời tái tạo không lãng phí một đồng tiền điện, không gây ô nhiễm môi trường và dễ dàng lắp đặt và sử dụng bền bỉ loại đèn này đang trở thành sự lựa chọn thay thế cho nguồn điện lưới đang quá tải như hiện nay. Dựa trên thống kê mỗi năm con người tiêu thụ hàng tỷ kWh điện chỉ để chiếu sáng, gây thiệt hại lớn lên nguồn năng lượng toàn cầu. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá như vậy nhỉ? Và để sử dụng nó một cách hiệu quả nhất, hãy cùng Dentuong.vn tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Có thể nói Đèn năng lượng mặt trời là giải pháp chiếu sáng hoàn hảo, là sự kết hợp giữa sự thông minh của trí tuệ, khả năng tiết kiệm và sử dụng bền bỉ. Nó được hiểu một cách đơn giản đó là sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra điện năng chiếu sáng mà không cần kết nối với nguồn điện lưới. Hoạt động dựa trên nguyên lý từ tấm pin mặt trời hấp thụ quang năng, chuyển đổi thành điện năng và lưu trữ trong pin sạc, sau đó cung cấp cho bóng đèn LED chiếu sáng khi trời tối. Cứ như vậy lặp lại cụ thể như sau:

Ban ngày: Tấm pin mặt trời có nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng mặt trời chuyển hóa thành dòng điện một chiều DC thông qua hiệu ứng quang điện được nạp vào pin sạc nhằm tích trữ năng lượng.
Ban đêm: Nhờ cảm biến quang điện tích hợp trong đèn phát hiện cường độ ánh sáng từ môi trường, đèn led tự động phát sáng bằng năng lượng lưu trữ ở tấm pin sạc.
Sáng sớm: Đèn tắt và bắt đầu chu kỳ sạc mới.


Tổng quan về đèn Năng Lượng Mặt Trời

Cấu tạo chính của đèn năng lượng mặt trời

  1. Tấm pin mặt trời: Hấp thu, chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng.
  2. Pin sạc (Lithium/Ni-MH): Lưu trữ điện năng để sử dụng vào ban đêm.
  3. Bộ điều khiển: Quản lý quá trình sạc – xả điện, bảo vệ pin.
  4. Cảm biến ánh sáng: Điều khiển đèn tự động bật/tắt theo thời gian trong ngày.
  5. Bóng đèn LED: Tác dụng chiếu sáng, có tuổi thọ cao.
  6. Cảm biến chuyển động (nếu có): Điều chỉnh độ sáng khi có người đến gần.

Ưu điểm của đèn năng lượng mặt trời

  1. Tiết kiệm điện năng: Nhờ sử dụng năng lượng tự nhiên, không qua điện lưới nên tiết kiệm 100% chi phí.
  2. Bảo vệ an toàn cho môi trường: Đèn sử dụng năng lượng tái tạo, không phát khí thải CO₂ độc hại.
  3. Dễ sử dụng, vận hành: Tự động Bật/tắt theo thời gian, không cần thao tác phức tạp.
  4. Dễ thi công, lắp đặt: Không cần đấu nối dây điện phức tạp, vô cùng an toàn khi sử dụng, không mất thời gian, công sức bảo dưỡng, thay thế, phù hợp mọi không gian.
  5. Cấp bảo vệ cao: Chỉ số bảo vệ IP65-IP66 chống nước, chống bụi, chống chịu thời tiết khắc nghiệt.
  6. Chất liệu cao cấp: Với cấu tạo đơn giản, chất liệu nhựa, kim loại chống han gỉ, không bay màu hay oxi hóa theo thời gian.
  7. Sử dụng bền vững: Đèn NLMT sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên do đó kéo dài độ bền cho bóng đèn led không như sử dụng điện lưới.

Ứng dụng của đèn năng lượng mặt trời

  • Chiếu sáng ngoài trời như lối đi, sân vườn, mái hiên, ban công, cổng nhà…
  • Chiếu sáng công viên, khu vui chơi công cộng, đường phố…
  • Chiếu sáng cho những vùng sâu, vùng xa không có điện lưới…
  • Chiếu sáng khu công nghiệp, công trình xây dựng, nhà xưởng, bến bãi, biển báo…

Những sự cố thường gặp khi sử dụng đèn năng lượng mặt trời và cách khắc phục

1. Đèn không sáng hoặc sáng yếu

Nguyên nhân:

  • Tấm pin mặt trời không sạc đủ năng lượng do bị bụi bẩn, bị vật thể che khuất hoặc thời tiết xấu không nhận được ánh sáng.
  • Pin lưu trữ bị chai, hỏng sau thời gian dài sử dụng, không lưu trữ đủ điện.
  • Cảm biến ánh sáng hoạt động sai, lỗi hỏng hoặc bị bụi bẩn, che khuất bởi ánh sáng khác như đèn đường, đèn nhà ở…làm nhận diện sai ngày với đêm.
  • Đèn LED bị hỏng do sử dụng lâu dẫn đến chập điện hoặc dây kết nối lỏng, đứt do các tác nhân bên ngoài.
  • Công tắc hoặc dùng sai chế độ: Có thể bạn quên chưa bật công tắc hoặc đang ở chế độ sử dụng thủ công hoặc tự động không phù hợp.

Biện pháp xử lý:

  • Kiểm tra vị trí lắp đặt, đảm bảo tấm pin nhận đủ ánh sáng mặt trời
  • Tránh đặt gần những nguồn ánh sáng mạnh hơn gây nhiễu cảm biến
  • Vệ sinh tấm pin định kỳ để tránh bụi bẩn, đảm bảo nhận diện ánh sáng mặt trời chính xác tránh làm giảm hiệu suất sạc.
  • Kiểm tra pin nếu pin đã sử dụng lâu (trên 4-5 năm), có thể thay pin mới. Bộ điều khiển nếu hỏng thay mới.
  • Tháo đèn và kiểm tra dây kết nối, siết chặt nếu có dây lỏng. Nếu chip LED hỏng cần thay thế luôn đèn mới.
  • Kiểm tra công tắc sau khi lắp đặt và đảm bảo đã bật.
  • Xem hướng dẫn trước sử dụng để lựa chọn chế độ đèn phù hợp.

2. Đèn sáng ban ngày, không sáng vào ban đêm

Nguyên nhân:

  • Cảm biến ánh sáng nhận biết ngày với đêm, nếu bị lỗi hoặc bị ánh sáng nhân tạo chiếu vào (đèn đường, đèn nhà) đèn sẽ nhận diện sai.
  • Bộ điều khiển bị hỏng, không nhận diện được ngày/đêm.
  • Pin hỏng hoặc chai do thời gian sử dụng quá lâu hoặc sạc không đủ điện vào ban ngày không đủ sáng vào ban đêm.
  • Đấu nối sai, sử dụng sai chế độ khiến đèn vận hành không đúng.

Biện pháp xử lý:

  • Di chuyển đèn ra vị trí không có ánh sáng đèn đường làm ảnh hưởng
  • Vệ sinh hoặc thay thế cảm biến ánh sáng
  • Kiểm tra và cài đặt lại. Nếu hỏng cần thay thế bộ điều khiển.
  • Kiểm tra và thay pin mới nếu pin đã sử dụng trong thời gian dài. Đảm bảo tấm pin không bị che khuất bởi các vật thể đảm bảo sạc pin tốt nhất.
  • Kiểm tra lại chế độ hoạt động của đèn (chế độ tự động, cảm biến, hoặc hẹn giờ).
  • Nếu đèn có công tắc, thử bật/tắt lại để kiểm tra.

3. Đèn hoạt động không ổn định

Nguyên nhân:

  • Dây kết nối bị lỏng, gãy hoặc bị chuột cắn đứt.
  • Bộ điều khiển bị lỗi không cung cấp đủ điện khiến đèn chập chờn.
  • Pin sạc không đủ do ánh sáng mặt trời yếu hoặc tấm pin bị che khuất. Pin đã sử dụng trong thời gian dài bị chai, không giữ được điện.
  • Cảm biến ánh sáng bị che khuất, bụi bẩn khiến đèn nhận diện thời gian sai lệch, khiến đèn bật/tắt liên tục.
  • Đèn led bị lỗi, chip led lâu dài đã xuống cấp hoặc do nguồn điện không ổn định gây hỏng.

Biện pháp xử lý:

  • Kiểm tra dây kết nối, siết chặt lại. Đấu nối lại dây hoặc thay dây mới.
  • Kiểm tra chức năng hẹn giờ, cảm biến xem cài đặt có phù hợp hay không?
  • Reset lại bộ điều khiển, nếu không được cần thay thế.
  • Vệ sinh tấm pin định kì tránh bụi bẩn. Đảm bảo tấm pin mặt trời không bị che khuất và đặt ở vị trí có nhiều ánh sáng nhất. Nếu pin sử dụng quá lâu, đã chai hoặc hỏng cần thay mới.
  • Lưu ý lắp đèn ở vị trí thông thoáng, tránh ánh sáng đèn đường, đèn nhà ở…
  • Vệ sinh cảm biến đảm bảo mắt nhận diện chính xác.
  • Kiểm tra đèn led nếu có vấn đề cần thay đèn mới hoặc bóng đèn led mới.

4. Đèn nhanh hết pin

Nguyên nhân:

  • Pin không lưu trữ đủ điện do ánh sáng mặt trời yếu, thời tiết xấu, mưa kéo dài, tấm pin bị chai do sử dụng đã lâu hoặc che khuất.
  • Đèn LED tiêu thụ quá nhiều điện hoặc hoạt động quá lâu trong đêm.
  • Bộ điều khiển hoạt động không ổn định khiến đèn xả pin nhanh
  • Đèn sử dụng chế độ sáng quá cao, làm tiêu hao pin nhanh chóng
  • Đèn có cảm biến chuyển động nhưng liên tục kích hoạt do vật nuôi trong nhà, gió hoặc xe cộ đi qua.
  • Đèn có quá nhiều bóng đèn LED hoặc công suất quá lớn so với pin.
  • Pin Lithium hoạt động kém hiệu quả khi thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng, dẫn đến giảm hiệu suất lưu trữ điện.

Biện pháp xử lý:

  • Kiểm tra xem đèn có dung lượng pin phù hợp hay không?
  • Thay thế pin mới khi đã xuống cấp hoặc chai pin.
  • Đảm bảo tấm pin được lắp ở vị trí có đủ ánh sáng mặt trời, không bị che khuất bởi vật thể khác.
  • Vệ sinh tấm pin tránh bụi bẩn giúp cảm biến đèn hoạt động nhạy hơn.
  • Kiểm tra bộ điều khiển, reset lại, nếu có dấu hiệu hư hỏng cần thay thế.
  • Di chuyển đèn tới khu vực có nhiệt độ ổn định hơn tránh ảnh hưởng tới độ bền của đèn.
  • Nếu đèn có cảm biến chuyển động, kiểm tra độ nhạy hoặc vị trí lắp đặt để tránh các vật thể đi qua làm đèn kích hoạt không cần thiết.
  • Giảm thời gian chiếu sáng hoặc chọn chế độ tiết kiệm năng lượng.

5. Đèn bị nước xâm nhập vào bên trong

Nguyên nhân:

  • Sử dụng loại đèn có tiêu chuẩn chống nước kém hoặc lắp đặt không đúng cách, hở gioăng cao su.
  • Vị trí lắp đặt không phù hợp, dễ bị ngập nước, mưa tạt.
  • Vỏ đèn bị ngấm nước, tấm pin nứt, lỗ thoát nước tắc khiến nước đọng bên trong đèn.

Biện pháp xử lý:

  • Lựa chọn loại đèn có cấp bảo vệ IP65 trở lên.
  • Lắp đèn ở vị trí cao, tránh ngấm nước.
  • Nếu đèn bị ngấm nước bên trong nên tháo rời đèn, dùng khăn khô lau sạch nước bên trong dùng quạt hoặc máy sấy tóc giúp đèn mau khô.
  • Nếu đèn bị đứt mạch, chập cháy cần thay thế. Pin ngấm nước cần thay thế.
  • Nếu vỏ đèn có khe hở hoặc bị nứt, dùng keo silicon hoặc băng keo chống nước để bịt kín.
  • Kiểm tra các gioăng chống nước xem có nứt, hở hay không và thay mới nếu cần.
  • Vệ sinh tấm pin mặt trời và các khe thoát nước của đèn để tránh ứ đọng nước

Những chú ý để sử dụng đèn năng lượng mặt trời đạt hiệu quả cao nhất:

Để sử dụng đèn led năng lượng mặt trời một cách hiệu quả, bền bỉ, lâu dài chúng ta cần lưu ý:

1. Khu vực lắp đặt

  • Lựa chọn những vị trí có ánh nắng trực tiếp ít nhất 6–8 giờ/ngày để pin được nạp một cách tối đa.
  • Tránh các vật thể gây cản trở như cây cối, tường, mái che làm giảm lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin.

2. Sản phẩm chất lượng

  • Lựa chọn những đơn vị bán đèn uy tín từ các thương hiệu lớn trong nước và nước ngoài, có bảo hành dài hạn.
  • Kiểm tra thông tin sản phẩm trước khi lắp đặt như: dung lượng pin (mAh), công suất đèn (W), và chỉ số chống nước (IP65 trở lên nếu lắp ngoài trời).

3. Vệ sinh bảo dưỡng định kì

  • Thông thường, cứ 3-4 tháng/lần, bạn nên lau sạch tấm pin năng lượng mặt trời để tránh bụi bẩn làm giảm hiệu suất sạc hoặc độ nhạy của cảm biến.
  • Kiểm tra pin thường xuyên, nếu có dấu hiệu chai pin thì cần thay thế.

4. Chế độ vận hành

  • Một số mẫu đèn led có cảm biến ánh sáng hoặc chuyển động đi kèm, chúng ta nên cài đặt chế độ phù hợp để tiết kiệm pin.
  • Nếu điều kiện thời tiết xấu, trời nhiều mây hoặc mưa kéo dài, đèn có thể sạc kém hơn, cần dự phòng nguồn sáng khác.

5. Lắp đặt chuẩn kĩ thuật

  • Vì đèn được lắp đặt ngoài trời nên chúng ta cần cố định chắc chắn không để bị rơi do gió, mưa bão…
  • Kiểm tra các bộ phận điện sao cho đảm bảo không bị hở nước để tránh hỏng hóc, lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc…

Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm đèn led năng lượng mặt trời tốt nhất. Hãy nhấc máy lên và liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ. Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm đèn năng lượng mặt trời cao cấp nhất với 3 tiêu chí: “Siêu bền, Siêu tiết kiệm, Siêu sáng”. Hãy đến với Dentuong.vn để được tận hưởng trải nghiệm mua sắm:

Chất lượng vượt trội – Công nghệ hiện đại
Tiết kiệm chi phí , thân thiện an toàn với con người, môi trường
Thời gian bảo hành dài hạn – Dịch vụ tận tình, uy tín

Bạn có muốn chúng tôi gợi ý thêm các loại đèn LED chiếu sáng khác như: đèn LED ngoài trời, đèn sân vườn, đèn led bể bơi, đèn led âm đất, đèn nấm sân vườn, đèn pha led hay đèn led cắm cỏ, đèn led rọi cột, đèn led thanh…? Nếu bạn đang tìm sản phẩm nào hay vướng mắc ở đâu? Hãy cho chúng tôi biết để hướng dẫn bạn một cách chu đáo nhất.

Để hỗ trợ tư vấn và mua hàng nhanh nhất xin liên hệ:

ADD: Số 95 – Ngõ 268 Ngọc Thụy – Long Biên – Hà Nội

HOTLINE: 0964.38.2929 – 089 655 3468

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *